Nội dung chính
Nám da là một bệnh lý rối loạn sắc tố phổ biến, biểu hiện thông qua sự xuất hiện của các đốm hoặc mảng thâm nâu trên bề mặt da, gây ảnh hưởng không chỉ đến thẩm mỹ mà còn đến tâm lý của người mắc. Quá trình điều trị nám đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp chuyên sâu và sự kiên trì trong thời gian dài. Có sự khác biệt gì giữa nám nội tiết và các loại nám khác không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả nhất nhé!
Nám Nội Tiết Là Gì?
Nám nội tiết là những đốm sắc tố xuất hiện do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Một số trường hợp dẫn tới rối loạn hormone có thể kể đến như do cơ thể đang trải qua chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hay thời kỳ tiền mãn kinh ở nữ giới hoặc do stress và căng thẳng kéo dài.
Khi trải qua một trong những trường hợp trên, cơ thể sẽ bị rối loạn điều tiết hormone, dẫn đến sự mất cân bằng. Hormone bị mất cân bằng sẽ làm thúc đẩy quá trình sản sinh sắc tố melanin. Các tế bào sắc tố melanin khi gia tăng quá mức sẽ tích tụ trên da thành đốm thâm, nâu, gây nên nám nội tiết. Mức độ xuất hiện các đốm nám trên da sẽ phản ánh rõ ràng về tình trạng nội tiết trong cơ thể.
Các Loại Nám Da Khác
Khác với nám nội tiết, các loại nám da thông thường chủ yếu xuất hiện do các tác nhân bên ngoài. Khi làn da tiếp xúc với các yếu tố môi trường có hại như khói, bụi lâu ngày sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu. Đặc biệt, nếu không được chăm sóc đúng cách, da sẽ dần trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Lúc này, tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ dễ dàng phá hủy collagen dưới da, kích thích da sản sinh quá mức sắc tố melanin, gây nên các mảng nám trên da.
Phân Biệt Nám Da Nội Tiết Và Nám Da Thông Thường
Nám da nội tiết thường xuất hiện dưới dạng các đốm nâu đậm màu do các sắc tố melanin tập trung tích tụ tại trung tâm các đốm. Kích thước đốm nám do nội tiết có thể không đồng đều, to nhỏ xen kẽ nhau với nhiều sắc độ khác nhau. Các đốm nám này thường xuất hiện ở đối xứng hai bên gò má, đôi khi có thể xuất hiện ở vùng thái dương, trán, hay cánh tay, và ít khi xuất hiện ở các vùng khác trên cơ thể. Nếu không được điều trị, nám nội tiết có thể nhanh chóng lan sang các vị trí lân cận.
Trong khi đó, các loại nám thông thường khác có xu hướng biểu hiện dưới dạng các mảng không đồng đều trên bề mặt da. Khác với nám nội tiết, tế bào hắc sắc tố melanin không tập trung đều mà thay vào đó hình thành rải rác trên da, tạo thành các đám lớn. Vì vậy, không có ranh giới rõ ràng giữa vùng da bị nám và vùng da thông thường. Nám da thông thường chủ yếu xuất hiện ở hai bên gò má, trán, và thái dương và thi thoảng cũng có thể bắt gặp ở cánh tay hay các vùng khác trên cơ thể. Điểm này khá giống với nám nội tiết.
Các Phương Pháp Điều Trị Nám Da
Sử dụng hoạt chất đặc trị
Với hiệu quả làm sáng da, ức chế sản sinh melanin và chống oxy hóa tốt, các hoạt chất như Vitamin C, Niacinamide hay Glutathione là những hoạt chất đã được kiểm định lâm sàng trong quá trình làm mờ nám, cải thiện sắc tố da và làm làn da đều màu hiệu quả. Tuy nhiên, không nên sử dụng các hoạt chất điều trị với nồng độ cao mà không có hướng dẫn từ bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.
Áp dụng các công nghệ và phương pháp điều trị
Các sắc tố melanin gây nám nội tiết không chỉ nằm trên bề mặt da mà còn ăn sâu vào lớp đáy của biểu bì, thậm chí lớp trung bì dưới da. Bởi vậy, việc điều trị nám từ bên ngoài thông qua các hoạt chất kể trên có thể đem lại hiệu quả cho các loại nám thông thường nhưng khó để mang lại hiệu quả rõ rệt cho các loại nám chân sâu như nám nội tiết nên khi điều trị cần linh hoạt sử dụng thêm các biện pháp xâm lấn khác.
Một trong những công nghệ điều trị được tin dùng trong quá trình điều trị các vấn đề sắc tố da là công nghệ Laser. Các công nghệ Laser được tin dùng có thể kể đến như:
- Laser CO2 Fractional: Sử dụng các cột năng lượng nhỏ, tác động vào các lớp sâu dưới da, kích thích sản sinh collagen mới, loại bỏ các tế bào da bị tổn thương, bao gồm cả các tế bào melanin gây nám.
- Laser Discovery Pico: Sử dụng xung laser cực ngắn, loại bỏ các tế bào melanin sau khi phá vỡ các hạt sắc tố thành những mảnh vụn siêu nhỏ.
Ngoại trừ công nghệ laser kể trên, các phương pháp điều trị nám da khác cùng được ứng dụng trong điều trị sắc tố phổ biến như:
- Phương pháp Mesotherapy: Sử dụng các hoạt chất đặc trị dẫn truyền trực tiếp vào trong da như Glutathione, Tranexamic acid, Ascorbic acid,… giúp cân bằng sắc tố da, giảm lượng melanin và ngăn ngừa sự xuất hiện các đốm đen trên da, giúp da căng bóng, tăng cường sức sống.
- Phương pháp Anti Melasma Peel: Sử dụng các hoạt chất như Alpha Hydroxy Acid (AHA), Salicylic Acid(BHA),… với mục tiêu loại bỏ bã nhờn trên da, đồng thời kiểm soát lượng dầu dư thừa và làm thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ trị nám hiệu quả.
⇒ Tham khảo: Khắc Phục Da Không Đều Màu, Lỗ Chân Lông To Hiệu Quả
Duy trì làn da khỏe mạnh
Tình trạng tăng sắc tố gây nám trên da vẫn có thể dễ dàng tái lại ngay cả khi bạn đã loại bỏ triệt để các đốm, mảng nám trên da. Để tránh nguy cơ tái lại và duy trì làn da sáng khỏe lâu dài, trước hết bạn cần xây dựng quy trình chăm sóc da khoa học, luôn chống nắng khi ra ngoài và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh. Những thói quen này sẽ giúp da luôn khỏe mạnh, tránh sự tác động của các tác nhân gây hại và giảm nguy cơ hình thành nám.
Kết Luận
Tình trạng nám da hoàn toàn có thể cải thiện hiệu quả nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị. Điều quan trọng là bạn cần xác định chính xác loại nám mình gặp phải để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, từ việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da đến các liệu pháp chuyên sâu. Hãy ưu tiên thăm khám tại các cơ sở da liễu uy tín để được bác sĩ chuyên môn tư vấn và xây dựng lộ trình điều trị khoa học, giúp bạn sớm lấy lại làn da khỏe đẹp và rạng rỡ.
Tại Medicare, mỗi tình trạng da đều được đội ngũ bác sĩ trực tiếp thăm khám và chẩn đoán tình trạng trước khi đưa ra phác đồ điều trị chuyên biệt nhằm tối đa hóa hiệu quả điều trị cho từng khách hàng. Nếu bạn đang tìm địa điểm điều trị nám uy tín thì hãy đến Medicare ngay để được thăm khám sức khỏe da trực tiếp với bác sĩ nhé!