Nguyên Nhân Da Bị Thâm Sau Peel Và Cách Khắc Phục

Nguyên Nhân Da Bị Thâm Sau Peel Và Cách Khắc Phục

Peel da tưởng chừng như là lựa chọn hoàn hảo đối với nhiều vấn đề da liễu nhưng đôi khi lại trở thành nỗi thất vọng cho người điều trị khi để lại những vết thâm sạm không mong muốn. Tại sao xuất hiện tình trạng da bị thâm sau peel? Cùng Medicare tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Da Bị Thâm Sau Peel Là Như Thế Nào?

Da bị thâm sau peel là hiện tượng xuất hiện các vết thâm đậm màu rõ rệt so với vùng da xung quanh. Các vết thâm này có thể bắt đầu hình thành ngay khi vừa trải qua giai đoạn bong tróc sau peel hoặc sau đó vài ngày, tùy thuộc vào mức độ tổn thương và cơ địa của mỗi người. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây tâm lý lo lắng cho người mắc phải. Đặc biệt, nếu không được xử lý kịp thời, các vết thâm có thể kéo dài nhiều tháng và thậm chí lan rộng thành các mảng lớn, gây trở ngại cho quá trình điều trị.

Da bị thâm sau peel là hiện tượng xuất hiện các vết thâm đậm màu rõ rệt
Da bị thâm sau peel là hiện tượng xuất hiện các vết thâm đậm màu rõ rệt

Tại Sao Da Bị Thâm Sau Khi Peel?

Sử dụng nồng độ hoạt chất không phù hợp

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các vết thâm trên da sau khi peel chính là việc sử dụng nồng độ hoạt chất không phù hợp. Tùy thuộc vào nồng độ sử dụng, peel da sẽ được chia thành nhiều cấp độ, từ peel nông bằng AHA, BHA đến peel sâu với TCA hoặc retinoid. 

Nếu sử dụng hoạt chất chứa nồng độ acid quá cao hoặc thời gian tiếp xúc quá lâu, da có thể bị kích ứng mạnh và gây tổn thương cho hàng rào bảo vệ da. Khi đó, cơ chế sản xuất melanin trên da sẽ bị rối loạn, dẫn đến tình trạng sản sinh quá mức, gây nguy cơ tích tụ các vết thâm trên da.

Chăm sóc da không đúng cách sau peel

Sau khi peel, lớp da mới còn rất yếu và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là tia UV. Nếu trong giai đoạn này, da phải tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong thời gian dài thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kích ứng và sản sinh nhiều melanin hơn để tự bảo vệ, lâu dần tích tụ thành các vết thâm sậm màu. Vậy nên việc sử dụng kem chống nắng với độ che phủ SPF 30+ và che chắn kỹ càng trước khi ra ngoài là bước bảo vệ da vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả của liệu trình peel da và mang lại làn da sáng khỏe sau đó. 

Ngoài ra, sau khi peel, làn da phải trải qua giai đoạn bong tróc để loại bỏ lớp tế bào cũ. Quá trình bong tróc này có thể gây tổn thương cho hàng rào bảo vệ da, khiến da bị mất nước và khô rát. Vì vậy cần sử dụng các sản phẩm kem dưỡng chứa Hyaluronic Acid, Vitamin B5 hoặc Glycerin để duy trì độ ẩm và hỗ trợ phục hồi. Đồng thời, do da đang trong tình trạng nhạy cảm và dễ bị kích ứng, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng các hoạt chất treatment mạnh như retinol, AHA hoặc BHA để tránh gây tổn thương thêm cho da. 

⇒ Tham khảo: Peel Da Là Gì? Những Điều Cần Lưu Ý Trước Và Sau Khi Peel Da

Cơ địa da dễ bị tăng sắc tố

Ngay cả khi đã lựa chọn phương pháp peel da phù hợp và áp dụng quy trình chăm sóc da chuẩn khoa học trong giai đoạn hậu điều trị thì bạn vẫn có rủi ro mắc phải tình trạng da bị thâm sau peel nếu sở hữu làn da có cơ địa dễ bị tăng sắc tố. Những người có tone da trung bình đến tối thường phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện vết thâm cao hơn so với nền da sáng màu. Nguyên nhân là do những làn da tối màu có nhiều tế bào melanocytes – tế bào sản sinh hắc sắc tố làm đổi màu da. Bên cạnh đó, trong trường hợp làn da đang bước vào giai đoạn lão hóa, chức năng của các tế bào melanocytes bị suy giảm, dẫn tới melanin phân bố không đồng đều thì đó cũng là tác nhân phổ biến gây nên các vết thâm trên da.

Cách Khắc Phục Da Bị Thâm Sau Peel

Đối với các vết thâm nhẹ, mới xuất hiện thì bạn có thể cải thiện nhanh chóng thông qua sử dụng các sản phẩm chứa thành phần làm sáng da một cách an toàn và khoa học như Vitamin C, Arbutin hay Niacinamide. Sau khi các hoạt chất này thẩm thấu vào da sẽ làm ức chế quá trình sản xuất melanin, đồng thời tăng cường tái tạo tế bào mới nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn sản phẩm có nồng độ phù hợp và đảm bảo da đã đủ khỏe trước khi sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn. 

Trong trường hợp các vết thâm kéo dài lâu ngày hoặc trở nên sậm màu hơn thì bạn nên cân nhắc đến các phương pháp điều trị chuyên sâu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Trong đó, laser là lựa chọn hàng đầu nhờ khả năng phá hủy sắc tố melanin – nguyên nhân gây nên các vết thâm – mà không làm tổn thương tới vùng da xung quanh. 

Ngoài ra, các phương pháp khác như mesotherapy, lăn kim hay phi kim cũng được áp dụng linh hoạt tùy thuộc vào từng tình trạng da nhằm hỗ trợ kích thích tái tạo da và làm mờ thâm hiệu quả. Đặc biệt, để đạt kết quả điều trị tối ưu, bạn nên thực hiện liệu trình kết hợp đa dạng các phương pháp dưới sự tư vấn và giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Áp dụng laser để điều trị các vết thâm sau peel
Áp dụng laser để điều trị các vết thâm sau peel

Cần Làm Gì Để Tránh Tình Trạng Da Bị Thâm Sau Peel?

Để tránh tình trạng thâm sau peel, bạn nên lựa chọn phương pháp peel phù hợp với tình trạng da cá nhận, thực hiện peel tại cơ sở uy tín với chuyên gia có kinh nghiệm, và tuân thủ chặt chẽ quy trình chăm sóc da sau peel. 

Việc cấp ẩm đủ cho da, chống nắng thường xuyên và tránh sử dụng các sản phẩm chứa yếu tố gây kích ứng sẽ giúp da phục hồi nhanh chóng mà không lo lắng gặp phải vấn đề liên quan đến tăng sắc tố. Đặc biệt, nếu từng có tiền sử bị thâm da sau điều trị, bạn nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm làm sáng da trước khi peel để giảm nguy cơ bị tái phát và hỗ trợ quá trình peel đạt hiệu quả như mong đợi.

Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm, phòng khám da liễu Medicare Clinic luôn được đánh giá là một trong những địa chỉ đáng tin cậy cho những ai đang gặp vấn đề về tăng sắc tố và thâm sau peel. Trước khi tiến hành  điều trị, khách hàng luôn được thăm khám kỹ lưỡng và nhận tư vấn về phác đồ điều trị được cá nhân hóa theo tình trạng da thực tế nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu. Hãy để lại thông tin về tình trạng da của bạn tại đây để nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên gia tại Medicare ngay hôm nay!

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Messenger
  • Zalo