CÁC LOẠI SẸO RỖ THƯỜNG GẶP

CÁC LOẠI SẸO RỖ THƯỜNG GẶP

CÁC LOẠI SẸO RỖ THƯỜNG GẶP

Sẹo rỗ là các tổn thương da có dạng lõm so với bề mặt da với kích thước và hình dạng không đồng đều. Đó là kết quả quá trình đáp ứng của cơ thể để làm lành các tổn thương do collagen bị phá hủy ở lớp thượng bì và trung bì của da gây ra bởi tình trạng viêm, từ đó hình thành các vết lõm trên bề mặt. Bệnh lý gây ra các tổn thương dưới dạng viêm và hình thành sẹo rỗ thường gặp nhất tại mặt chính là mụn.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa “The Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology” (2015), 95% những người bị sẹo rỗ do mụn đều kém tự tin trong giao tiếp xã hội, gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.

Sẹo rỗ có nhiều hình thái khác nhau. Các loại sẹo rỗ khác nhau có thể xảy ra ở cùng một bệnh nhân. Hãy cùng MEDiCARE phân biệt rõ các loại sẹo trong bài viết dưới đây.

Phân loại 3 loại sẹo rỗ, lõm thường gặp hiện nay

Sau khi hiểu rõ sẹo rỗ, lõm là gì, bạn cần biết các loại sẹo rỗ mà mình đang gặp phải thuộc dạng nào để có thể tìm được phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả
Dựa vào hình dáng, kích thước của các đốm sẹo các chuyên gia da liễu chia sẹo rỗ, sẹo lõm thành 3 dạng chính phổ biến mà người bệnh hay gặp phải đó là: sẹo chân đá nhọn (Ice Pick), sẹo hình vuông (Boxcar) và sẹo lượn sóng (Rolling).

Các loại sẹo rỗ

1. Sẹo rỗ hình chân đá nhọn – Ice Pick Scar

Cấu trúc nhận dạng: Sẹo có dạng lỗ sâu, hẹp, giống như có vật nhọn đâm mạnh vào da. Sẹo thường có đường kính không quá 2mm và sâu hơn 0.5mm, dễ bị hiểu nhầm thành tình trạng lỗ chân lông to.
Nguyên nhân hình thành: Do những tổn thương sâu của hệ thống collagen ở vùng trung bì, do mụn bọc hoặc mụn nang lây nhiễm, làm phá hủy lỗ chân lông.
Phương pháp điều trị: Chấm TCA được coi là giải pháp hiệu quả đối với sẹo rỗ hình chân đá nhọn. Tác dụng sâu vào chân đáy sẹo làm đầy và liền sẹo.

2. Sẹo lõm hình chân vuông – Boxcar Scar

Cấu trúc nhận dạng: Boxcar Scar là dạng sẹo hố lõm, có chân vuông, đáy hố tương đối bằng và nông. Có góc cạnh thẳng đứng, đường kính từ 2mm – 4mm và sâu khoảng 1.5mm.
Nguyên nhân hình thành: Hình thành sau quá trình thiếu hụt collagen liên kết da khi tổn thương, do thủy đậu hoặc tác nhân bên ngoài gây ra.

3. Sẹo rỗ hình lượn sóng – Rolling Scar

Cấu trúc nhận dạng: Sẹo lõm xuống theo dạng hố tròn và tương đối sâu. Sẹo có hình dạng giống như những vết lượn sóng.
Nguyên nhân hình thành: Các tế bào tại vị trí mụn viêm bị hoại tử (do thời gian điều trị mụn kéo dài) không có tế bào thay thế, dẫn đến da lõm xuống và tạo thành mô sẹo. Sẹo được tạo ra từ những tổn thương bên dưới bề mặt da. Tình trạng sẹo có thể nặng hơn do tuổi tác.
Tham khảo thêm: 8 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SẸO RỖ HIỆU QUẢ NHẤT

Phân loại theo mức độ sẹo rỗ/ sẹo lõm

Nhằm đưa ra được phác đồ điều trị sẹo rỗ chuẩn và hiệu quả đối với từng mức độ sẹo. Ngoài việc phân loại kích thước hình dáng và loại sẹo, thì một trong những vấn đề mà các bác sĩ lưu tâm đó là mức độ sẹo. Từ đó, đưa ra các cách điều trị phù hợp, an toàn hiệu quả nhanh, tiết kiệm chi phí.

1. Sẹo rỗ nhẹ

Nguyên nhân khiến da mặt bị rỗ nhẹ chủ yếu do việc nặn mụn không đúng cách. Từ đó hình thành các vết sẹo lõm nhỏ, li ti trên da mặt da, không thể nhìn rõ khi ở xa. Trang điểm hoặc dùng kem có thể che lấp được các vết sẹo này.

2. Sẹo rỗ trung bình

Các vết lõm trên bề mặt da xuất hiện rõ ràng dễ dàng nhìn thấy, tình trạng mặt bị rỗ ở mức độ dày đặc nhiều hai bên má.

3. Sẹo rỗ nặng

Các vết sẹo lõm sâu xuống bề mặt da, làm thay đổi cấu trúc bề mặt da sần sùi thô ráp, sẹo xuất hiện toàn da mặt như: hai bên má, vùng trán, thái dương. Cùng lúc bị từ 2 loại sẹo trở lên.
tham khảo thêm:

Cách phân biệt các loại sẹo rỗ

Khi tìm hiểu về phương pháp điều trị sẹo rỗ, bước đầu tiên bạn không được phép bỏ qua chính là xác định loại sẹo mà mình đang mắc phải. Hiện nay, có thể phân biệt các loại sẹo rỗ theo 3 thước đo dưới đây:

1. Theo tuổi sẹo

Dưới 6 tháng: Là loại sẹo có màu đỏ tươi, do các mao mạch mới tăng sinh đến nuôi dưỡng vùng mô bị tổn thương bởi mụn viêm. Nếu can thiệp điều trị kịp thời trong giai đoạn này, hiệu quả điều trị có thể lên tới 80-95% (gần như có thể đưa da trở về trạng thái ban đầu )

Từ 6 tháng đến 1 năm: Ở giai đoạn này, quá trình tăng sinh collagen và quá trình các mạch máu đến nuôi dưỡng cho đáy sẹo giảm xuống. Sẹo từ màu đỏ chuyển sang màu đen thâm và da bước vào giai đoạn thoái hóa làm cho việc điều trị sẹo trở nên khó khăn hơn.

Sau 1 năm: Màu da vùng sẹo không còn thâm mà chuyển thành gần giống với màu da bình thường hay còn gọi là sẹo cố định. bên dưới đáy sẹo không còn các mạch máu tăng sinh, thay vào đó là các sợi xơ (rễ sẹo) giúp vùng da sẹo bám dính, kéo da sẹo lõm xuống làm sẹo ổn định. Sẹo càng lâu dài càng khô cứng và chắc chắn, viền sẹo rõ hơn… dẫn đến việc điều trị sẹo khó khăn hơn, cần sự can thiệp như phóng dính đáy sẹo, cắt xơ… mới có thể kích thích, phục hồi da được.

2. Theo màu sắc

Seo Ro Theo Mau Sac

3. Theo hình thái sẹo rỗ

Có 3 loại sẹo thường gặp trên da:

3.1. Sẹo đáy nhọn – Ice Pick Scar

Ice pick scar là loại sẹo có đáy sâu hơn 1mm, miệng sẹo nhỏ. Loại sẹo này hay gặp ở vùng mũi, vùng cánh mũi, vùng trán hay vùng cằm. Đây là những nơi có nhiều mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, làm viêm nhiễm lỗ chân lông gây tổn thương hệ thống collagen ở vùng trung bì. Một điểm cần lưu ý rằng sẹo đáy nhọn rất dễ nhầm lẫn với lỗ chân lông lớn. Việc nhận định sai lầm sẽ khiến việc điều trị không đúng đích mà còn vô tình khiến sẹo rỗ trên da trở nên trầm trọng hơn.

3.2. Sẹo lòng chảo – Rolling Scar

Rolling Scar là loại sẹo thường được tìm thấy trên má, có dạng lõm xuống như một hố tròn lượn sóng và tương đối sâu với kích thước từ 2-3mm, lớn hơn sẹo đáy nhọn 2 đến 3 lần. Loại sẹo này thường gặp trong trường hợp nặn mụn không đúng cách để lại những vết trợt trên da.

3.3. Sẹo hộp (sẹo đế vuông ) – Boxcar Scar

Boxcar scar là loại sẹo có thể tích lớn nhất trong 3 loại sẹo chính. Loại sẹo này có đáy sâu hơn, viền sẹo ngày càng thô ráp, nổi gờ trên bề mặt da và ngày càng xơ hóa theo thời gian. Thường bắt gặp sẹo hộp khi da bị tổn thương bởi thủy đậu hoặc các tác nhân bên ngoài.
Tuy nhiên, trên mỗi cá thể da thường sẽ bắt gặp sự kết hợp của 2 hoặc ba loại sẹo. Nếu xử lý một mụn bọc bị viêm không đúng cách, ổ viêm sẽ lan ra tạo thành 4 đến 5 mụn viêm nhỏ xung quanh. Khi kết hợp các loại sẹo này với nhau, chúng ta có thêm 3 loại sẹo nữa, đó là:
IR: đáy nhọn – lòng chảo
RB: Lòng chảo – hộp
IB: đáy nhọn – hộp

Trên đây là 6 loại sẹo cơ bản trong phác đồ điều trị mụn của các bác sĩ da liễu. Với mỗi phương pháp điều trị sẹo khác nhau trên các loại sẹo khác nhau, sẽ có các nguyên lý, các đích lâm sàng khác nhau. Một khi hiểu được cấu trúc của các loại sẹo, bạn sẽ tìm được cho mình phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả và chất lượng nhất.
Tham khảo>>: 8 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SẸO RỖ HIỆU QUẢ NHẤT

Kết luận

Tùy theo tình trạng sẹo rỗ từng người sẽ có phác đồ trị sẹo riêng biệt. Bạn nên đến thăm khám tại các trung tâm da liễu có uy tín và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Tại MEDiCARE sẽ có phác đồ cá nhân hoá 5IN1 để kết quả trị sẹo được tối ưu nhất. Để được tư vấn thêm về vấn đề da liễu, bạn vui lòng gọi tới HOTLINE 077 848 6888 hoặc đăng ký tại đây để được chuyên gia của MEDiCARE tư vấn sớm nhất nhé.

Tu Van Và Cac Uu Dai

Tham khảo các bài viết khác về Kiến thức điều trị sẹo rỗ

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về các loại sẹo rỗ thường gặp hiện nay. Cảm ơn bạn đã đón nhận bài và hẹn gặp bạn tại Medicare Clinic.

————————————————
 Địa chỉ: Số 16 lô 4A Trung Yên 6, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
 Hotline: 077 848 6888

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Messenger
  • Zalo