Điều Trị Nám Bị Tăng Sắc Tố

Điều Trị Nám Bị Tăng Sắc Tố

Điều trị nám là quá trình phức tạp hơn so với điều trị các vấn đề da liễu khác do các hắc sắc tố gây nám tích tụ ở các lớp sâu dưới da. Tuy nhiên, không ít trường hợp sau khi điều trị lại dễ dàng bị tăng sắc tố và tái nám trở lại, biểu hiện qua những vết thâm sạm rõ rệt xuất hiện trên da. Nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng này? Cùng Medicare tìm hiểu và áp dụng cách khắc phục hiệu quả có trong bài viết dưới đây!

Tăng Sắc Tố Sau Khi Điều Trị Nám Là Gì?

Điều trị nám là quá trình phá vỡ các tế bào melanin tích tụ dưới da, thúc đẩy quá trình đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Đồng thời, một số phương pháp điều trị còn có khả năng ngăn chặn sự sản sinh melanin quá mức – nguyên nhân chính gây ra các mảng nám trên da. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các phương pháp điều trị nám không những không mang lại hiệu quả sáng da như mong muốn mà còn khiến làn da trở nên thâm sạm hơn do tăng sắc số. Tình trạng này là phản ứng của da đối với các tổn thương quá mức do nhiệt, hóa chất hoặc ánh sáng sử dụng trong các phương pháp điều trị.

Tình trạng tăng sắc tố sau điều trị nám thường biểu hiện bởi các đốm nhỏ, từ vài milimet hoặc thậm chí lan rộng thành các mảng lớn ngay tại vùng da điều trị. Các đốm hoặc mảng sắc tố này có thể thay đổi từ nâu nhạt đến nâu đậm hoặc đen. Trong trường hợp khác, da không xuất hiện đốm sắc tố mà trở nên sạm màu hoặc không đều màu giữa vùng da điều trị với các vùng da khác. Tình trạng này được đánh giá dễ điều trị hơn nhưng vẫn cần sự can thiệp điều trị chuyên sâu kịp thời nếu không rất nguy cơ chuyển biến nặng rất cao.

Áp dụng phương pháp điều trị không phù hợp
Áp dụng phương pháp điều trị không phù hợp là nguyên nhân gây tăng sắc tố sau điều trị nám

Nguyên nhân gây ra tăng sắc tố sau điều trị nám

Áp dụng phương pháp điều trị không phù hợp

Điều trị nám cần sự tham gia của các phương pháp có xâm lấn nên nếu không được lựa chọn đúng cách thì rất dễ gây ra tình trạng tăng sắc tố không mong muốn. Trong các phương pháp điều trị, laser được đánh giá là phương pháp đem lại hiệu quả cao nhưng việc sử dụng laser đòi hỏi người thực hiện điều trị phải có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao để chỉ định loại laser phù hợp với cường độ tương thích theo từng tình trạng da. 

Ngoài ra, chemical peel cũng là phương pháp phổ biến khi điều trị nám. Tuy nhiên, nếu peel da với nồng độ acid quá cao hoặc không phù hợp với da thì cũng có khả năng gây ra tình trạng tăng sắc tố trên da. Vì vậy cần tìm hiểu về phương pháp điều trị kỹ càng, đồng thời tiếp nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ để hạn chế tối đa rủi ro khi điều trị nám.

Chăm sóc da sau điều trị không đúng cách

Sau khi thực hiện điều trị làn da sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn trước nên rất dễ chịu tác động từ các tác nhân gây hại như ánh nắng mặt trời hay khói bụi nếu không được che chắn, bảo vệ kỹ càng. Điều này tạo điều kiện cho các tế bào melanin tích tụ trở lại, hình thành nên các đốm hoặc mảng thẫm màu trên da. Ngoài ra, để gia tăng hiệu quả và thúc đẩy quá trình hồi phục, người điều trị có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ. Tuy nhiên, khi các sản phẩm này được sử dụng một cách tùy ý, không tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ thì rất dễ sử dụng sản phẩm không phù hợp hoặc nồng độ quá cao, gây kích ứng và tăng sắc tố trên da.

Yếu tố cơ địa và di truyền

Ngay cả khi đã áp dụng đúng phương pháp và tuân thủ quy trình chăm da khoa học thì người điều trị vẫn có khả năng bị tăng sắc tố do yếu tố cơ địa và di truyền. Nếu sở hữu làn da mỏng và yếu thì nguy cơ bị tăng sắc tố sau điều trị nám là rất cao. Bên cạnh đó, nếu ông bà hoặc bố mẹ của bạn từng có tiền sử mắc tăng sắc tố trở lại sau trị nám thì bạn cũng rất dễ rơi vào tình trạng tương tự.  

Phương Pháp Điều Trị Nám Bị Tăng Sắc Tố

Vì tính chất phức tạp của melanin khi tích tụ lại trên da, tình trạng tăng sắc tố sau khi điều trị nám cần kết hợp các phương pháp xâm lấn và không xâm lấn để có thể khắc phục hiệu quả. Đối với phương pháp xâm lấn, laser được đánh giá có khả năng mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị các mảng tăng sắc tố nhờ có công nghệ hiện đại tác động chính xác vào vùng da cần điều trị mà không ảnh hưởng tới các vùng da khác. Các laser được ứng dụng có thể kể đến như laser CO2 Fractional – giúp phá vỡ các cụm melanin tích tụ, tăng sinh collagen và laser Discovery Pico – có cơ chế tương tự nhưng không có tác dụng nhiệt nên có phần an toàn hơn. Ngoài ra, mesotherapy cũng là phương pháp ít xâm lấn có thể được ứng dụng trong điều trị tăng sắc tố hiệu quả. Nhờ cơ chế dẫn truyền trực tiếp các dưỡng chất vào sâu các lớp tế bào dưới da, mesotherapy có thể mang lại hiệu quả mờ thâm sạm nhanh chóng chỉ sau 1-2 lần điều trị. 

Phương Pháp Điều Trị Nám Bị Tăng Sắc Tố
Phương Pháp Điều Trị Nám Bị Tăng Sắc Tố

Đối với các tình trạng tăng sắc tố không quá nghiêm trọng, có thể chỉ gây sạm da và da không đều màu thì các phương pháp điều trị không xâm lấn như sử dụng sản phẩm chuyên biệt sẽ là giải pháp hoàn hảo để da phục hồi hiệu quả. Các sản phẩm chứa thành phần như Niacinamide, Arbutin hay Vitamin C thường xuyên được khuyên dùng khi điều trị các vấn đề tăng sắc tố nhờ khả năng làm sáng da hiệu quả nếu kiên trì sử dụng. Bên cạnh đó, AHA và BHA – các thành phần có tính acid cũng là sản phẩm được đề xuất sử dụng để khắc phục các vùng da sạm màu. Mặc dù các sản phẩm kể trên đã được kiểm chứng hiệu quả lâm sàng trong việc điều trị các vùng da bị tăng sắc tố nhưng luôn đòi hỏi người điều trị phải kiên trì thực hiện và nhận tư vấn điều trị từ chuyên gia, bác sĩ để tránh sử dụng sản phẩm với nồng độ quá cao hoặc không phù hợp, dẫn tới hiệu quả điều trị bị suy giảm và gây ra các rủi ro không mong muốn khác.

⇒ Tham khảo: Điều trị nám/ Tăng sắc tố

Nguyên tắc Chăm Sóc Da Sau Điều Trị Nám Để Tránh Tăng Sắc Tố

Để tránh tình trạng tăng sắc tố sau khi điều trị nám, bạn cần tuân thủ chặt chẽ một số nguyên tắc sau đây:

  • Áp dụng phương pháp phù hợp để điều trị nám: Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về các phương pháp điều trình hiện có, kết hợp với tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ để lên liệu trình điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
  • Thiết lập quy trình chăm sóc da khoa học sau khi điều trị: Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30+ hàng ngày và che chắn kỹ càng để hạn chế tối đa tác động của các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như khói bụi hay tia UV. Ngoài ra, làn da sau điều trị có khả năng trở nên khô rát, thiếu ẩm. Tình trạng này cản trở quá trình phục hồi nên luôn cần bổ sung độ ẩm cho da thông qua các sản phẩm kem dưỡng chuyên dụng. Các thành phần thường thấy trong kem dưỡng có thể kể đến như Vitamin B5, Peptide hoặc Hyaluronic Acid. Hãy tìm hiểu kỹ và tiếp nhận tư vấn nếu cần thiết để lựa chọn sản phẩm hỗ trợ phù hợp.
  • Luôn thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ: Ngay cả khi bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng và tuân thủ chặt chẽ quy trình chăm sóc da khoa học thì vẫn có thể xảy ra những rủi ro không mong muốn. Vậy nên nếu làn da xuất hiện dấu hiệu bất thường thì hãy thực hiện thăm khám tại các cơ sở da liễu uy tín ngay lập tức. Đồng thời, không quên nhận tư vấn, xin ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị và chăm sóc để đảm bảo làn da luôn được chữa trị và chăm sóc đúng cách.

Trước khi tiến hành liệu trình điều trị nám, khách hàng tại Medicare Clinic luôn được các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm tiến hành thăm khám kỹ càng để đưa ra phác đồ điều trị chuyên biệt, cá nhân hóa theo từng tình trạng da. Đồng thời, đội ngũ chuyên viên tại Medicare luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc và theo dõi tình trạng của khách hàng thường xuyên trong suốt quá trình phục hồi hậu điều trị. Để kết nối trực tiếp với các chuyên viên tại Medicare, hãy truy cập ngay trang web Medicare tại đây và đừng quên theo dõi Medicare để cập nhật các thông tin chăm sóc sức khỏe da hữu ích và sớm nhất nhé!

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Messenger
  • Zalo