Nội dung chính
Lăn kim là thủ thuật xâm lấn tối thiểu cho làn da, được các bác sĩ da liễu sử dụng kim mỏng để tạo ra những lỗ nhỏ li ti trên lớp da ngoài cùng của người bệnh. Việc lăn kim gây ra những tổn thương nhỏ, giúp cơ thể kích hoạt quá trình liền da, kích thích tạo ra nhiều collagen và elastin cho quá trình liền thương, phá vỡ mô sẹo lõm, cắt đứt các sẹo xơ, dây sẹo xơ co kéo dưới da, cải thiện tình trạng sẹo rỗ.
1. Những trường hợp nào nên sử dụng phương pháp lăn kim?
Phương pháp này chỉ định trong trường hợp da bị mụn sẹo, bị sẹo, da bị lão hóa hay da có nếp nhăn…nhằm khắc phục khuyết điểm trên da một cách tự nhiên và an toàn nhất.
Cơ chế điều trị của lăn kim dựa trên phản ứng tự làm lành của da. Thiết bị sử dụng thường là Dermaroller (kim lăn) được cấu tạo từ hàng ngàn đầu kim có kích thước rất nhỏ. Khi kim lăn xâm nhập vào da sẽ tạo các kích thích thần kinh giống như kích thích vết thương mà không làm phá vỡ sâu cấu tạo của các mô và lớp màng của da cũng không bị thay đổi. Những tín hiệu thần kinh này sẽ kích thích giúp tăng sinh tế bào mới, nguyên bào sợi sẽ chuyển thành sợi Collagen và Elastin. Sự hình thành các sợi tế bào mới sẽ giúp làm đầy các vết sẹo mụn.
Những bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng lăn kim:
- Da bị mụn đầu đen, da xuất hiện vết nhăn, da thâm nám, da lão hóa, vết chân chim.
- Sẹo mụn
- Làn da sẹo rỗ thông thường
Chú ý:
Những bệnh nhân cần tuyệt đối cẩn thận khi lăn kim:
- Sẹo lồi
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Eczema, mụn đang sưng, các tình trạng da mãn tính khác
- Mụn cóc, nốt ruồi nổi
- Đái tháo đường
Những bệnh nhân tuyệt đối không nên lăn kim:
- Xơ cứng bì
- Vấn đề về tim mạch
- Bệnh máu không đông hay xuất huyết giảm tiểu cầu
- Da đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm
- Bệnh mạch máu collagen
- Suy giảm miễn dịch
2. Tác dụng khác lăn kim
Ngoài hiệu quả trong điều trị sẹo mụn, phương pháp này còn có tác dụng
- Lăn kim có thể trị nám và tàn nhang vì những đầu kim có thể tác động sâu vào tận gốc nám và tàn nhang để phá vỡ các hắc sắc tố melanin, sau đó đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Đồng thời, cơ chế tăng sinh Collagen của lăn kim cũng phát huy tác dụng giúp tái tạo và làm vùng da điều trị đều màu.
- Lăn kim trị mụn giúp kích nhân mụn dưới da, mụn ẩn lên, nhân mụn được xử lý triệt để và tránh tái phát. Các loại mụn mà lăn kim có thể giải quyết tốt là mụn trứng cá thông thường, mụn đầu đen, mụn bọc, mụn cám… Đối với những loại mụn viêm da nặng, mụn mủ cần phải được xử lý bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm trước khi lăn kim.
- Lăn kim có thể được sử dụng để trị thâm, da yếu, nhờn, khô, lão hóa, nhăn nheo, chảy xệ… Vì khi lăn kim kích thích da ở lớp thượng bì, các tế bào da yếu sẽ được phá vỡ. Từ đó, lớp Collagen và Elastin mới hình thành sẽ khỏe hơn làm se khít lỗ chân lông, tăng độ đàn hồi da, tăng độ ẩm tự nhiên cho da, kiểm soát được lượng dầu nhờn.
3. Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp lăn kim
Ưu điểm:
-
- Lăn kim điều trị sẹo rỗ nhẹ hiệu quả.
- Chi phí tương đối thấp.
- An toàn, không tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng.
- Cải thiện đa tình trạng da như: sẹo rỗ, thâm, làm sáng da, làm đều màu da, giảm vết nhăn, trẻ hóa da.
Nhược điểm
- Đây là một phương pháp điều trị xâm lấn, hoạt động theo hình thức thủ công và hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghề của người thực hiện.
- Các bệnh về da hoặc bệnh toàn thân nếu không được thăm khám và chỉ định phù hợp có thể dẫn đến lây nhiễm vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là HIV/AIDS, hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Phải thực hiện nhiều lần lăn kim mới đạt được hiệu quả mong muốn, do đó đây là nhược điểm đối với người không có thời gian nhưng vẫn mong muốn nhìn thấy được kết quả sớm.
- Dễ gặp biến chứng: Tình trạng mụn trên da tồi tệ hơn, bị nổi mụn nhiều hơn, lây lan khắp da mặt sau khi thực hiện lăn kim; Da bị ngứa, sưng đỏ, nổi mẩn hoặc có thể gặp phải hiện tượng nhiễm khuẩn; Da sạm, rám da, tăng sắc tố vì đôi khi những người chưa có kỹ năng có thể làm tổn thương sâu trên da qua các đầu kim lăn sắc nhọn.
- Không thể loại bỏ hiệu quả tận gốc sẹo xơ cứng, sẹo lâu năm trên da.
4. Lưu ý quan trọng khi lựa chọn phương pháp lăn kim
Khi sử dụng phương pháp lăn kim để điều trị bất cứ vấn đề gì thì cũng cần đặc biệt lưu ý những vấn đề quan trọng sau:
- Chọn địa điểm điều trị lăn kim uy tín như các spa lớn, thẩm mỹ viện hoặc những bệnh viện da liễu tuyến đầu.
- Không tự ý bôi thuốc không theo chỉ định của bác sĩ vào vùng da tổn thương trước khi lăn kim.
- Giữ tinh thần thoải mái, ăn uống đầy đủ, ngủ nghỉ hợp lý… sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả lăn kim.
- Thực hiện đúng theo những hướng của bác sĩ về việc trước và sau lăn kim
- Liên hệ trực tiếp bác sĩ để được tư vấn khi lựa chọn điều trị lăn kim hoặc khi có bất kỳ vấn đề gì.
Kết luận
Lăn kim được xem là một phương pháp được nhiều người ưa chuộng trong điều trị những trường hợp bị sẹo mụn và cũng đã cho thấy những tác dụng rất tuyệt vời. Tuy nhiên, trước khi quyết định lựa chọn hình thức lăn kim hay bất kỳ biện pháp chữa trị nào khác, bệnh nhân cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa da liễu, để được hướng dẫn cũng như lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bản thân.
Tùy theo tình trạng sẹo rỗ từng người sẽ có phác đồ trị sẹo riêng biệt. Bạn nên đến thăm khám tại các trung tâm da liễu có uy tín và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Tại MEDiCARE sẽ có phác đồ cá nhân hoá 5IN1 để kết quả trị sẹo được tối ưu nhất. Để được tư vấn thêm về vấn đề da liễu, bạn vui lòng gọi tới HOTLINE 077 848 6888 hoặc đăng ký tại đây để được chuyên gia của MEDiCARE tư vấn sớm nhất nhé.
Tham khảo các bài viết khác về Kiến thức điều trị sẹo rỗ
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về thời gian điều trị sẹo rỗ. Cảm ơn bạn đã đón nhận bài và hẹn gặp bạn tại Medicare Clinic.